Search

Lớp 3-4 tuổi Trường Phúc

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG  GIÁO DỤC TRẺ MG 3 – 4 TUỔI

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1.     Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

1.1     Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt

Mục tiêu 1: Trẻ biết tên một số món ăn, thực phẩm thông thường hàng ngày

- Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau...).

- Biết tên một số món ăn hàng ngày: trứng rán, cá kho, canh rau, rau xào…

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống, quyền được phát triển

- Trò chuyện sáng: Trò chuyện về  tên một số thực phẩm quen thuộc hàng ngày: Cá, thịt, tôm, trứng có nhiều chất đạm, rau củ quả có nhiều vitamim.Ăn nhiều thịt, cá tôm, trứng sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mau lớn…

-Hoạt động chiều: Trò chuyện về tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biết đơn giản : Rau (luộc, nấu canh) thịt (Luộc, kho, chiên) thông qua các trò chơi như “Gọi tên theo yêu cầu của cô”

- Giờ ăn: Gọi tên được 4 nhóm thực phẩm giàu chất ( Đạm,Béo, Bột – đường,VTM)

-TC: đi siêu thị, chọn đủ 4 loại thực phẩm, lên thực đơn…

Mục tiêu 2: Biết ăn để chóng lớn, khoẻ mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.

- Không kén chọn thức ăn.

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống, quyền được phát triển

- Hoạt động chiều: Trò chuyện về tác dụng của việc ăn uống đủ chất

- Giờ ăn: Khuyến khích trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không kén chọn thức ăn

Mục tiêu 3: Trẻ thực hiện được 1 số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn

.

- Thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn:

- Rửa tay, lau mặt, súc miệng.

- Tháo tất, cởi quần, áo...

- Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.

- Làm quen cách đánh răng

- Tập rửa tay bằng xà phòng.

- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống, quyền được phát triển

- Giờ ăn: Hướng dẫn trẻ cách cách sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách, hướng dẫn trẻ tự xúc cơm ăn, uống nước, biết được công dụng của bát, thìa, cốc.

 - Dạy trẻ vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ, sau bữa ăn.

- Hoạt động chiều: Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và rửa tay mỗi khi tay bị bẩn; Hướng dẫn trẻ cởi - mặc quần áo, tháo tất,...

- Hoạt động mọi lúc, mọi nơi: Giáo viên hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay, lau măt, đánh răng; Dạy trẻ thể hiện bằng lời nói khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.

1.2     Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

Mục tiêu 4: Trẻ nhận biết ban đầu về sức khỏe của bản thân, có một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe

- Nhận biết trang phục theo thời tiết

- Một số biểu hiện khi ốm

- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.

 - Một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe:

 - Nhận biết một số biểu hiện khi bị ép ăn, hành hung, chế giễu...

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống, quyền được phát triển

- Trò chuyện sáng: Trò chuyện về các trang phục theo mùa và hướng dẫn trẻ chọn trang phục phù hợp theo mùa .

 - Hoạt động mọi lúc, mọi nơi: Dạy trẻ giữ gìn trường lớp sạch sẽ,vứt rác đúng nơi quy định, tiểu tiện đúng nơi quy định, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ,…

-Hoạt động chiều: Trò chuyện về 1 số bệnh thường gặp, các biểu hiện khi bệnh. Dạy trẻ mạnh dạn, tự tin nói với người lớn khi cơ thể có biểu hiện khác thường: ho, sổ mũi, nóng, lạnh,…

Mục tiêu 5: Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.

- Cầm bát thìa xúc ăn, cầm ly uống nước đúng cách.

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em:quyền được tham gia

- Giờ ăn:Tay phải cầm muỗng, tay trái giữ chén và xúc ăn.

 

1.3     Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

Mục tiêu 6: Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe

* Các hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh:

+ Vệ sinh răng miệng: sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy.

+ Che miệng khi ho, hắt hơi

+ Đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi qui định; không nhổ bậy

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang đến nơi công cộng để phòng chống covid -19

- Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: uống nước đã đun sôi…

- Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:

- Chấp nhận: Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giầy khi đi học.

- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu.

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

- Hoạt động chiều:

+ Trò chuyện, xem tranh ảnh, video về các hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh

+ Trò chuyện về một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: uống nước đã đun sôi…

-Hoạt động mọi lúc, mọi nơi:

+ Thực hành thường xuyên việc rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh răng miệng, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài

+ Dạy trẻ giữ gìn trường lớp sạch sẽ, vứt rác đúng nơi quy định, tiểu tiện đúng nơi quy định.

+ Thực hành việc đánh răng, lau mặt hàng ngày.

+Trò chuyện với trẻ ra nắng đội mũ; đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh.

+  Mạnh dạn, tự tin nói với người lớn khi cơ thể có biểu hiện khác thường.

 

Mục tiêu 7: Trẻ có 1 số thói quen tốt trong ăn uống

 

* Một số thói quen tốt trong ăn uống:

 + Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.

 + Không đùa nghịch trong khi ăn, không làm đỗ vãi thức ăn.

 + Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

 + Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

- Giờ ăn: Dạy trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn

và ăn từ tốn. Không đùa nghịch trong khi ăn, không làm đỗ vãi thức ăn. Che miệng khi ho, hắt hơi

- Khuyến khích trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không kén chọn thức ăn

- Hoạt động mọi lúc, mọi nơi: Giáo dục trẻ không uống nước lã, không ăn quà vặt ngoài đường.

1.4 Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh

Mục tiêu 8: Trẻ biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh

- Nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng...) khi được nhắc nhở.

- Không leo trèo bàn ghế, lan can, cây

- Không nghịch các vật sắc nhọn, ổ điện.

- Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt....

- Không tự ý uống thuốc

- Không ăn thức ăn có mùi ôi, thiu

- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.

- Không chen lấn, xô đẩy khi lên xuống cầu thang

- Biết tránh nơi nguy hiểm (hồ, ao, bể chứa nước, giếng, hố vôi…) khi được nhắc nhở.

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được bảo vệ

- Hoạt động theo ý thích:

+ Xem phim và trò chuyện cùng trẻ không chơi những vật có thể gây nguy hiểm

 

 

- Giờ ăn: Nhắc nhở trẻ khôngcười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc.

- Dạy trẻ không tự ý uống thuốc

- Hoạt động chiều:

+ Trò chuyện với trẻ vềcách phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra: không leo trèo cây, ban công, tường rào,không sờ tay vào ổ điện….. Không nghịch các vật sắc, nhọn...

+  Trò chuyện với trẻ về cách nhận biết thực phẩm ôi thiu, độc hại,những nước uống không tốt cho sức khỏe…

+  Trò chuyện với trẻ nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ:như cháy, có bạn/ người rơi xuống nước, ngã chảy máu...

+ Dạy trẻ không được tự ý đi ra khỏi lớp, trường. Ra đường phải có người lớn dắt; đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy,..

 + Trò chuyện với trẻ về mối nguy hiểm khi đến gần: hồ, cống, suối,biển, bụi rậm, …

- Hoạt động mọi lúc, mọi nơi: Dạy trẻ xếp hàng khi đi cầu thang, vào lớp.

Mục tiêu 9:  Biết không đi theo người lạ

- Giáo dục trẻ không  theo người lạ mặt ra khỏi trường, biết xin phép cô khi đi ra ngoài.

- Biết tránh một số trường hợp không an toàn: Có người lạ bế ẳm, rủ đi chơi…

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được bảo vệ

- Hoạt động chiều: Xem video về các hành động bắt cóc trẻ em.

+ Trò chuyện về việc không đi theo người lạ, khi ra ngoài đi siêu thị, đi chơi... phải luôn đi gần bố mẹ...

2.     Phát triển vận động

2.1 Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

 

Mục tiêu 10: Trẻ thực hiện được, đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn.

+ ĐT Hô hấp: Hít vào, thở ra

+ ĐT Tay:

* Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên.

* Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực

+ ĐT lưng, bụng, lườn:

* Cúi về phía trước

* Quay sang trái, sang phải

* Nghiêng người sang trái, sang phải

+ ĐT chân:

* Bước lên phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm; đứng lên; bật tại chỗ.

* Co duỗi chân

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

- Thể dục sáng: Tập đúng các động tác thể dục sáng theo nhạc.

- Hoạt động học: Thực hiện đúng các bài tập phát triển chung.

2.2 Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động

Mục tiêu 11: Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi

- Đi kiễng gót liên tục 3 mét.

- Đi trong đường hẹp (3m X 0,2m)

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

 

- Thể dục sáng:đi các kiểu đi, kiểu chạy khác nhau.

- Hoạt động học:

+ Đi kiễng gót liên tục 3 mét

+ Đi trong đường hẹp

-Trò chơi: Bé vượt chướng ngại vật, ai khéo léo hơn..

Mục tiêu 12: Trẻ phối hợp giữa tay, chân thể hiện sức bền khi thực hiện vận động chạy

- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

- Chạy liên tục trong đường dích dắc( 3-4 điểm dích dắc) không chệch ra ngoài

- Chạy nhanh

- Chạy chậm

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

- Hoạt động học:

+ Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

+ Chạy liên tục trong đường dích dắc.

 

Mục tiêu 13: Trẻ phối hợp các bộ phận cơ thể thực hiện được các bài tập bò, trườn phù hợp

 

- Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.

- Bò chui qua cổng

- Trườn về phía trước

- Bò trong đường hẹp (3m x 4m) không chệch ra ngoài.

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

- Hoạt động học:

+Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.

+ Bò chui qua cổng

+ Trườn về phía trước

+ Bò trong đường hẹp

- Trò chơi: Thi xem ai nhanh, Bé tài giỏi…

Mục tiêu 14: Trẻ thực hiện các thao tác mạnh dạn, khéo léo, tự tin với các bài tập trèo phù hợp

- Bước lên, xuống bục cao (cao 30 cm)

- Trèo lên ghế 30cm

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

- Hoạt động học:

+ Bước lên, xuống bục cao 30 cm

- Trèo lên ghế 30cm

Mục tiêu 15: Trẻ biết phối hợp tay, mắt trong vận động  tung, đập bắt bóng theo khoảng cách phù hợp

- Lăn, đập, bắt bóng với cô

- Tung bắt bóng với cô bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 2,5 m).

- Tự đập - bắt bóng được 3 lần liền (đường kính bóng 18cm).

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

- Hoạt động học:

+Lăn, đập, bắt bóng với cô

+ Tung bắt bóng với cô bắt được 3 lần liền không rơi bóng

+ Tự đập - bắt bóng được 3 lần liền

- Trò chơi: Ném bóng vào rổ, ném bóng trúng đích; đánh bóng vào gôn...

Mục tiêu 16: Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo léo trong thực hiện bài tập ném, chuyền bóng theo khoảng cách phù hợp

- Ném trúng đích bằng 1tay.

- Ném xa bằng 1 tay

- Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân, chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc

 

- Hoạt động học:

+ Ném trúng đích bằng 1tay.

+ Ném xa bằng 1 tay

- Trò chơi: Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân, chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc...

Mục tiêu 17: Trẻ biết thực hiện các bài tập bật, nhảy khác nhau

 

Trẻ nhanh nhẹn khéo léo và phối hợp giữa các chi, rèn luyện sức khoẻ dẻo dai

- Bật qua dây – nhảy

- Bật tại chỗ

- Bật về phía trước.

- Bật xa 20-25cm

- Hoạt động học:

+ Bật, nhảy qua dây

+ Bật tại chỗ

+Bật về phía trước.

+ Bật xa 20-25cm

- Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ

Mục tiêu 18: Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp chạy, ném

- Chạy 15 m liên tục theo hướng thẳng; Ném trúng đích nằm ngang (xa 1,5m) không chệch ra ngoài.

 

- Hoạt động học:

+ Chạy 15m liên tục theo hướng thẳng.

+Ném trúng đích nằm ngang

- Trò chơi: Thi xem ai nhanh, ai là vận động viên xuất sắc nhất.

2.3 Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay ngón tay, phối hợp tay - mắt

Mục tiêu 19: Trẻ thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay ngón tay, phối hợp tay - mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ

Thực hiện được các vận động:

- Xoay tròn cổ tay.

- Gập, đan ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay

Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động:

- Vẽ được hình tròn theo mẫu.

- Cắt thẳng được một đoạn 10 cm.

- Đan, tết

- Xếp chồng 8 - 10 khối. Xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.

- Xé dán giấy

- Sử dụng kéo bút

- Tô vẽ nguệch ngoạc

Lồng ghép ứng dụng phương pháp giáo dục STEM

- Hoạt động học:

 

+ Nặn bánh, nặn quả, nặn viên bi…

+ Vẽ, tô màu gà con

+ Vẽ và tô màu bông hoa

+ Vẽ, tô màu ông mặt trời

+ Vẽ hình tròn

+ Vẽ mưa…..

+ Xé dán vòm cây…

+ Làm lồng đèn từ chai nhựa (Thực hiện theo quy trình 5E)

-Chơi các góc:

+Cắt giấy theo đường thẳng

+ Xếp tháp, xếp ngôi nhà

 

Mục tiêu 20: Trẻ biết mặc và cởi quần áo với sự giúp đỡ của người lớn

- Các loại cử động của bàn tay, ngón tay, cổ tay.

- Lắp ráp các hình, xâu luồn các hạt.

- Mặc quần, mặc áo, cài, cởi cúc áo.

- Hoạt động góc: Ráp ngôi nhà, xâu vòng, xâu hạt, xâu và buộc dây giày

+ Xem video, trò chuyện, thực hành cài cởi cúc áo. Mặc, cởi quần áo

II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá khoa học

1.1 Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng; Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản; Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau

Mục tiêu 21: Trẻ nhận biết các bộ phận của cơ thể con người

 

- Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.

- Các bộ phận trên cơ thể bé: mắt, mũi, miệng, tay chân... Chức năng các giác quan

- Hoạt động học: Trò chuyện về tên, tuổi, giới tính, sở thích cá nhân.

+ Trò chuyện về tên, công dụng các bộ phận trên cơ thể bé: mắt, mũi, miệng, tay chân... Chức năng các giác quan

- Trò chơi: Ai nhanh hơn, bé chọn đúng…

1.2 Đồ vật

* Đồ dùng, đồ chơi

Mục tiêu 22: Trẻ nhận biết đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

- Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

- Cảm nhận bề mặt nhẵn, gồ ghề, ráp. Khám phá và nêu nhận xét những gì trẻ cảm nhận được qua đặc điểm riêng của đối tượng

- Quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng.

- Sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: nhìn, nghe, ngửi, sờ,.. để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng.

- Làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng. Ví dụ: Thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi.

- Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng.

- Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình

Lồng ghép ứng dụng phương pháp giáo dục STEM

- Hoạt động học: Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.

- Hoạt động chiều: Xem video về đồ dùng, cách sử dụng, nối đúng công dụng, nhìn hình đoán tên…

+Trò chuyện về công dụng và chất liệu của đồ vật.

 

 

 

 

 

 

- Trò chơi:

+ Chọn đồ vật theo yêu cầu của cô.

+ Chiếc túi kỳ lạ.

 

 

- Hoạt động học:

 Làm thí nghiệm: Vật nổi, vật chìm

-Khám phá chai nhựa (. (Thực hiện theo quy trình 5E)

- Khám phá giấy (Thực hiện theo quy trình5E)

 

 

 

 

+ Chơi trò chơi: Nghe mô tả tìm đồ vật, ai tinh mắt.

 

Mục tiêu 23: Trẻ có khả năng phân loại các đối tượng theo 1 – 2 dấu hiệu nổi bật

 

- Phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật.

- Một số đồ dùng, đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, bằng sành, sứ, giấy, kim loại… cách sử dụng, công dụng

- Mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi: Hướng dẫn trẻ nhận biết ký hiệu đồ dùng cá nhân của trẻ

- Hoạt động chiều:  Xem video, trò chuyện về các đặc điểm nổi bật, công dụng của đồ dùng, đồ vật…và cách sử dụng đồ dùng, đồ vật đó

 

-Chơi trò chơi: Phân loại các đồ vật, đồ dùng theo yêu cầu…

* Phương tiện giao thông

Mục tiêu 24: Trẻ nhận biếtmột số phương tiện giao thông quen thuộc.

 

- Tên, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc.

- Tên gọi của người điều khiển PTGT

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

 

- Hoạt động học: Trò chuyện về tên, đặc điểm và công dụng của một số PTGT

+ Trò chuyện với trẻ khi đi ra đường phải có người lớn dắt, khi đi bộ phải đi trên lề bên phải, khi qua đường phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ.

- Hoạt động chiều: Xem video, tìm hiểu về các PTGT đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không

- Hoạt động góc:Tô các loại PTGT, phân nhóm các PTGT theo nơi hoạt động….

- Hoạt động ngoài trời:Quan sát xe máy chạy trước cổng trường.

- Trò chơi:

+ Đi qua ngã tư đường phố

+ Về đúng bến

+ Nghe đoán âm thanh các PTGT quen thuộc.

Mục tiêu 25: Trẻ nhận biếtmột số luật giao thông gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, biết giữ an toàn khi tham gia giao thông

 

- Luật đường bộ đơn giản.

- Ý nghĩa của các tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng, vạch kẻ dành cho người đi bộ, đi bộ phải đi trên lề bên phải....

- Biết ngồi xe máy phải đội nón bảo hiểm, vịn tay, ngồi xe hơi không thò đầu ra ngoài...

- Hoạt động học: Xem video, trò chuyện với trẻ về luật đường bộ đơn giản: Khi đi ra đường phải có người lớn dắt, khi đi bộ phải đi trên lề bên phải, khi qua đường phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ. Gặp đèn đỏ phải dừng lại, đội uc bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, khi ngồi trên xe ô tô không thò đầu thò tay ra ngoài...

 

1.3 Động vật và thực vật

Mục tiêu 26: Trẻ biết tên gọi,đặc điểm và ích lợi của 1 số con vật quen thuộc

 

-  Trẻ gọi được tên và nêu 1 vài đặc điểm nổi bật (chân, tai, cánh...), thức ăn, vận động (bay, bơi, nhẩy, chạy, bò). Bắt chước tiếng kêu của con vật. Bắt chước vận động giống con vật.

 - Yêu thương thú nuôi, nghe và nhận ra âm thanh khi nó vui, mừng rỡ, buồn, sợ hãi

- Điều kiện sống, nơi sống

- Quan sát cách chăm sóc con vật.

- Hoạt động học: Xem tranh, trò chuyện, gọi tên các con vật gần gũi, quen thuộc

+ Xem video, trò chuyện về nơi sống, vận động và sự cần thiết của con vật với cuộc sống con người…

+ Tìm hiểuvề các con vật nuôi trong gia đình, con vật sống dưới nước

- Hoạt động chiều: Xem video, trò chuyện về cách chăm sóc một số thú nuôi trong gia đình: Cho cá, gà, chó, mèo ăn…

- Hoạt động ngoài trời: Quan sát con cá, con cua

+ Quan sát con thỏ

-Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng kêu của con vật, nghe tiếng kêu đoán tên con vật, con vật sống ở đâu…

Mục tiêu 27: Trẻ biếtđặc điểm nổi bật và ích lợi của một số loại hoa quen thuộc

 

-  Trẻ gọi được tên, nêu được đặc điểm nỗi bật của 1 số loại hoa quen thuộc. Biết được ích lợi của hoa, cây xanh đối với môi trường sống con người

- Quan sát cách trồng, chăm sóc, bảo vệ cây, hoa.

- Hoạt động học: Quan sát, trò chuyện về tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số loài hoa quen thuộc, lợi ích của hoa, cây xanh đối với môi trường sống con người.

- Hoạt động chiều: Xem video, trò chuyện về cách trồng, chăm sóc, bảo vệ cây, hoa.

- Hoạt động ngoài trời:  Tưới cây, hoa, lau lá cây hoa trong sân trường…

Mục tiêu 28: Trẻ biếtđặc điểm nổi bật và ích lợi của một số loại rau, củ quen thuộc

 

-  Trẻ gọi được tên, nêu được đặc điểm nỗi bật của 1 số loại rau, củ quen thuộc. Biết được ích lợi của rau, củ đối với đời sống con người

-- Hoạt động học: Quan sát, trò chuyện về tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số loài rau củ quen thuộc, lợi ích của rau củ đối với đời sống con người.

 

Mục tiêu 29: Trẻ nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng.

- Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật.

- Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thuộc khi được hỏi.

 

 

- Quá trình phát triển của cây, con vật.

- Quan sát mối liên hệ đơn giản giữa cây cối, con vật với môi trường sống.

- Cách chăm sóc, bảo vệ cây cối, con vật quen thuộc.

- Hoạt động học: Xem video tìm hiểu về quá trình phát triển của cây, con vật gần gũi

+Trò chuyện về lợi ích của con vật, của câyđối với đời sống con người.

- Hoạt động chiều: Xem video sự cần thiết của cây, con vật

+ Trò chuyện, xem video về mối quan hệ giữa cây, con vật với môi trường sống(Con vật ăn rau, lá cây, sống làm tổ trên cây....)

+Trò chuyện, xem video về cách chăm sóc và bảo vệ cây, con vật.

1.4 Một số hiện tượng tự nhiên

Mục tiêu 30: Trẻ nhận biết một số hiện tượng thời tiết, mùa trong năm

 

- Hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.

 

- Hoạt động học: Trò chuyện với trẻ về đặc điểm thời tiết các mùa, hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh…

- Hoạt động chiều: Xem phim về sự ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt của con người

- Hoạt động ngoài trời: Quan sát thời tiết; Quan sát bầu trời…

Mục tiêu 31: Trẻphân biệt được hiện tượng ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng

- Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm

- Phân biệt tối - sáng

 

- Trò chuyện sáng:Trò chuyện với trẻ về sự khác nhau giữa ngày và đêm.

- Hoạt động chiều: Xem video về hoạt động của mọi người ngày và đêm

- Hoạt động học: Xem videotìm hiểu ngày và đêm

- Nối các hoạt động của con người phù hợp với ngày và đêm, tô màu ông mặt tời, trăng, sao…

- Chơi trò chơi: Nối đúng hình, ngôi sao may mắn, xếp đúng quy luật…

Mục tiêu 32: Trẻ biết 1 số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày và sự cần thiết của nước.

 

- Một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày (nước máy, nước giếng, nước mưa…)

- Cần tiết kiệm nước khi sử dụng

- Trẻ biết có các loại nước, nước uống và nước sinh hoạt hàng ngày.

- Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật, cây cối.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.

- Hoạt động học:Xem video tìm hiểu về một số nguồn nước trong sinh hoạt và ích lợi của nước với đời sống con người, cây cối, con vật

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi: Trò chuyện về cách tiết kiệm nức và lợi ích của việc tiết kiệm nước

- Hoạt động chiều:Xem video về các nguồn nước: nước sạch, nước bẩn.

+ Xem video trò chuyện về các hành vi làm ô nhiễm nguồn nước

- Hoạt động ngoài trời: Chơi tưới cây, chơi rót nước, đong nước.

- Trò chơi:Chọn hành vi đúng, sai…

Mục tiêu 33: Trẻ nhận biết ích lợi của không khí và ánh sáng

 

- Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày:

+ Ánh sáng rất cần trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ ánh sáng, ta thấy được mọi vật. Nguồn sáng trong sinh hoạt hằng ngày: mặt trời, đèn, nến…sử dụng hiệu quả và tiết kiệm.

+ Không khícó ở mọi nơi, không khí không nhìn thấy được. Không có không khí sẽ không sống được. Cần phải giữ gìn môi trường, không khí trong lành, không có mùi hôi

- Hoạt động học: Tìm hiểu về các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, cây cối và con vật …

+Trò chuyện tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của không khí. Sự cần thiết của không khí đối với đời sống con người và mọi vật xung quanh. Tác dụng của việc giữ gìn không khí trong lành…

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi:Trò chuyện về cách tiết kiệm điện. Lợi ích của việc tiết kiệm điện…

 

 

 

 

Mục tiêu 34: Trẻ biết 1 vài đặc điểm, tính chất đất, đá, cát, sỏi.

- Làm thử nghiệm đơn giản, dự đoán, quan sát, so sánh kết quả.

 

Một vài đặc điểm, tính chất đất, đá, cát, sỏi.

+ Tính chất: Đất đá cát sỏi đều là chất rắn.

+ Đặc điểm: Đất tơi xốp, giữ ẩm, giữ nước tốt. Cát hút nước nhanh nhưng giữ ẩm kém, có cát hạt to, cát mịn, cát trắng. Đá sỏi cứng, có khối to, khối nhỏ, có loại nhẵn, loại nhám. Tất cả các loại đất đá cát sỏi đều có trong thiên nhiên

- Hoạt động chiều:Xem videotrò chuyện về đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi. Công dụng của cát đá sỏi đối với đời sống con người…

- Hoạt động ngoài trời:Chơi với cát, đá, sỏi

 

2. Khám phá xã hội

2.1 Nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp mầm non và cộng đồng

Mục tiêu 35: Trẻ nói đượctên, tuổi, giới tính của bản thân khi đươc hỏi, trò chuyện

 

- Tên tuổi giới tính của bản thân(Tên trên trường và tên ở nhà, biết ngày sinh nhật) - trai- gái.

- Trang phục, đồ dùng

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

 

- Trò chuyện sáng: Trò chuyện về tên, tuổi, giới tính của trẻ. Đặc điểm nổi bật của bạn trai, bạn gái.

- Hoạt động học: Tôi là ai?

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi: Trò chuyện về trang phục, đồ dùng của bạn trai, bạn gái

- Hoạt động chiều:Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể

- Chơi trò chơi:Nối trang phục, đồ dùng phù hợp với bé trai, bé gái…

Mục tiêu 36: Trẻ nói được tên người thân, mối quan hệ của mình với gia đình, địa chỉ

- Nói được tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình.

- Nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình.

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

- Trò chuyện sáng: Xem tranh ảnh, trò chuyện về các thành viên trong gia đình.

- Hoạt động học: Trò chuyện về ngôi nhà thân yêu của bé

- Hoạt động chiều: Xem tranh, trò chuyện về các nhu cẩu cần thiết của gia đình.

- Trò chơi: Ai nhanh nhất; Tìm người thân; Nhà bé ở đâu….

- Hoạt động góc: Chơi gia đình: bố, mẹ, con

Mục tiêu 37: Trẻ nói được tên trường, lớp, tên công việc cô giáo, các bạn, đồ dùng đồ chơi qua ký hiệu, các hoạt động của bé ở lớp trong ngày.

 

- Tên lớp mẫu giáo, tên công việc của cô giáo.

- Tên các bạn, đồ dùng đồ chơi trong lớp.

 

- Các hoạt động của trẻ 1 ngày ở trường MN.

- Đồ dùng cá nhân của mình qua các ký hiệu.

-  Chia sẻ hoạt động yêu thích của bé

- Hoạt động học:  Trò chuyện về trường mầm non của bé (tên trường, địa chỉ, công việc các cô trong trường, tên các bạn trong lớp, các đồ chơi trong lớp…)

+ Trò chuyện về lớp học của bé, các hoạt động trong ngày của bé …

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi:Nhận biết kí hiệu đồ dùng cá nhân, đồ chơi của trẻ, nhận biết góc lớp…

- Chơi tìm đúng đồ dùng- đồ chơi; chọn đồ dùng đồ chơi theo màu sắc, theo yêu cầu

2.2 Nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương

Mục tiêu 38: Nhận biết một số nghề phổ biến và truyền thống ở địa phương

Một số nghề trong xã hội

- Trẻ nói được tên một số nghề phổ biến trong xã hội

- Kể tên và nói được sản phẩm của nghề và ích lợi của một số nghề phổ biến khi được hỏi, xem tranh.

+ Nghề xây dựng: Xây nhà cửa

+ Nghề lái xe: chở khách

+ Nghề bác sĩ: chữa bệnh cho mọi người

+ Nghề công an, bộ đội: bảo vệ đất nước

+ Nghề đánh bắt cá hải sản trên biển.

- Hoạt động học:Trò chuyện, xem tranh ảnh, sưu tầm,  phim,… về một số nghề phổ biếntrong xã hội

+ Trò chuyện về sản phẩm của một số nghề phổ biến. Ích lợi của một số nghề phổ biến như nghề bác sĩ,y tá; nghề giáo viên, nghề lái xe, nghề xây dựng, nghề bộ đội, nghề công an, nghề đánh bắt hải sản….

+ Trao đổi, trò chuyện, đàm thoại về tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến phục vụ cho đời sống con người

- Hoạt động góc:Chơinối  đúng hình ảnh sản phẩm phù hợp theo nghề; Nối đồ dùng dụng cụ đúng với nghề; Thi chọn nhanh,…

- Hoạt động ngoài trời: Quan sát công việc của các cô cấp dưỡng…

2.3 Nhận biết một số lễ hội và danh lam, thắng cảnh

Mục tiêu 39: Trẻ biết đặc điểm nổi bật của lá cờ Tổ quốc, ý nghĩa trong đời sống

 

- Cờ Tổ quốc (màu đỏ, sao vàng).

- Được treo trong các ngày lễ lớn

- Thể hiện sự trang nghiêm khi đứng dưới lá cờ

- Hoạt động chiều: Xem video, trò chuyện nhận biết lá cờ Tổ quốc Việt Nam

+ Xem video về lễ chào cờ

-Trò chuyện sáng: Trò chuyện về các ngày lễ lớn trong năm thường treo cờ Tổ quốc (ngày: Tết Nguyên Đán, Quốc khánh 2/9; 30/4,1/5, …)

Mục tiêu 40: Nhận biết một số lễ hội danh lam thắng cảnh

Trẻ kể tên 1 vài danh lam thắng cảnh và các lễ hội trong năm

- Tên của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh của địa phương.

+ Biển Nha Trang, du lịch trên biển, đảo…

+Tháp bà Ponaga

- Kể tên một số lễ hội: Ngày khai giảng, Tết Trung thu… qua trò chuyện, tranh ảnh.

- Hoạt động học: Trò chuyện, xem tranh ảnh, video về các danh lam, thắng cảnh và một số lễ hội của địa phương.

+Bé biết gì vềNha Trang

+ Xem tranh ảnh, video vềTháp bà Ponaga

 

 

 

-Hoạt động chiều: Xem phim, trò chuyện về một số lễ hội: Ngày khai giảng, Tết Trung thu

- Mục tiêu 41: Trẻ biết Bác Hồ và thể hiện tình cảm của mình với Bác

 

- Bác Hồ với các cháu thiếu nhi

- Tình cảm các cháu đối với Bác Hồ

 

- Hoạt động học:Xem phim, giới thiệu ảnh, trò chuyện trao đổi với trẻ về Bác Hồ và ngày sinh nhật Bác.

+ Xem video, trò chuyện về tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi và ngược lại

-Hoạt động chiều: Nghe các bài hát về Bác Hồ: Hôm qua em mơ gặp Bác Hồ, ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh…

3. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

3.1 Nhận biết số đếm, số lượng

Mục tiêu 42: Trẻ biết đếm số lượng, số thứ tự và đếm

 

-Trẻ biết đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng

- 1 và nhiều

- Hoạt động học:Đếm đến số lượng trong phạm vi 5, nhận nhận biết chữ số 1,2,3

+ Nhận biết 1 và nhiều

- Thực hiện trong vở bài tập Toán

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi:  Đếm số lượng theo khả năng

Mục tiêu 43: Trẻ biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau

- So sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn

-Hoạt động học:

+ Nhận biết 1 và niều

+ So sánh số lượng 2 nhóm  đối tượng trong phạm vi 5

+Đếm đến số lượng trong phạm vi 5, nhận nhận biết chữ số 1,2,3,4,5.

- Hoạt động theo ý thích: Thực hiện trong vở bài tập Toán

- Hoạt động mọi lúc, mọi nơi: Đếm số lượng theo khả năng

Mục tiêu 44: Trẻ biết gộp, tách và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5.

- Biết gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5.

- Tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành hai nhóm.

- Hoạt động học:

+ Gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5.

+ Tách nhóm đối tượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm.

- Chơi ở các góc học tập: Thực hiện vở bài tập LQVT

Mục tiêu 45: Trẻ biết xếp tương ứng 1-1 và ghép đôi đối tượng

 

- Xếp tương ứng 1-1(ghép 1 đối tượng này với 1 đối tượng khác)

-  Ghép đôi: đôi giày, đôi dép, đôi găng tay, đôi đũa

- Hoạt động học:

+ Xếp tương ứng 1-1

- Chơi ở góc học tập: Ghép đôi; Thực hiện vở bài tập LQVT.

 

3.2. Sắp xếp theo quy tắc

Mục tiêu 46: Trẻ biết sắp xếp theo quy tắc đơn giản

- Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại.

- Hoạt động học:

+ So sánh 2 đối tượng và sắp xếp theo quy tắc đơn giản

3.3. So sánh hai đối tượng

Mục tiêu 47: Trẻ biết so sánh hai đối tượng về kích thước

- So sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ: to hơn/nhỏ hơn; dài hơn/ngắn hơn; cao hơn/thấp hơn; bằng nhau.

- Hoạt động học:

+ So sánh hai đối tượng về kích thước

- Hoạt động theo ý thích: Thực hiện vở bài tập LQVT.

 

3.4 Nhận biết hình dạng

Mục tiêu 48: Trẻ nhận dạng và gọi tên được các hình

- Nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.

- Nhận dạng các hình đó trong thực tế (đồ dùng, đồ chơi,...)

-  Sử dụng các hình để chắp ghép thành hình mới đơn giản.

- Hoạt động học: Nhận biết, gọi tên các hình: hình tròn, tam giác, chữ nhật, hình vuông

- Chơi trò chơi tìm các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có hình dạng tương tự các hình đã học (đồng hồ - hình tròn/vuông; ti vi – hình chữ nhật…)

- Hoạt động góc:Thực hiện vở bài tập LQVT, chơi với các hình .

3.5. Định hướng trong không gian và thời gian

Mục tiêu 49: Trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian

 

- Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân.

- Nhận biết phía trên-phía dưới, phía trước-phía sau, tay phải-tay trái của bản thân.

- Hoạt động học:

+ Nhận phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau của bản thân

- Hoạt động theo ý thích: Phân biệt tay trái – tay phải của bản thân; Thực hiện vở bài tập LQVT

-TC: bé đang ở đâu, chuyền bóng…

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

1. Nghe hiểu lời nói

Mục tiêu 50: Trẻ biết lắng nghe và hiểu được yêu cầu đơn giản

 

- Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.

- Thực hiện được yêu cầu đơn giản, ví dụ: “Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ”.

- Hoạt động học: Trò chuyện cùng trẻ về: tên, tuổi, giới tính…, tên gọi vật, đồ dùng ăn uống, vệ sinh, đồ chơi, các PTGT sự vật, hành động, nói, đi, chạy, nhảy…, các hiện tượng (Nắng, mưa, gió, tiếng nước chảy, sấm sét…) gần gũi, quen thuộc.

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi: Thực hiện được các yêu cầu đơn giản của người lớn

Mục tiêu 51: Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, các từ khái quát

 

- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng.

- Hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả…

- Lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại.

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi: - Thực hiện được yêu cầu mong muốn của người khác qua các câu đơn, câu mở rộng.

+Hiểu và làm theo 1 số hành động và biểu đạt bằng ngôn ngữ

+ Nghe hiểu và trả lời được câu hỏi của người đối thoại.

Mục tiêu 52: Trẻ nghe hiểu nội dung truyện kể phù hợp

- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.

+ Thông qua các câu hỏi: Truyện gì?, kể về ai?, nhân vật nào? làm gì? ở đâu? Vì sao? Như thế nào?...

- Hoạt động học: Nghe, trả lời được các câu hỏi về nội dung các câu chuyện theo chủ điểm: Bác gấu đen và hai chú thỏ, Gấu con bi đau răng, Lợn con sạch lắm rồi, Hoa nào đẹp nhất, Quà tặng mẹ, …

 

Mục tiêu 53: Trẻ nghe hiểu cácbài hát, thơ, ca dao, đồng dao… phù hợp với độ tuổi.

 

- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè

+ Có thể kết hợp vừa đọc vừa vận động theo vần điệu, nhịp điệu nhẹ nhàng, vui vẻ)

- Hoạt động học: Nghe, trả lời được các câu hỏi về nội dung các bài thơ theo chủ điểm

- Hoạt động chiều: Đọc đồng dao: Nu na nu nống, Rềnh rềnh ràng ràng, Chi chi chành chành...

 

2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày

Mục tiêu 54: Trẻ phát âm được các tiếng của tiếng việt

 

- Nói rõ các tiếng

- Sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm...

 - Bắt chước các âm khác nhau của người lớn.

- Nói một vài từ đơn giản.

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi: - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô trong hoạt động hàng ngày

+ Gọi tên các từ chỉ đồ vật, con vật, hoa, quả, tên bạn trong lớp, tên cô giáo…

+ Trẻ nói được, lặp lại, bắt chước các âm khác nhau của người lớn.

Mục tiêu 55: Trẻ biết sử dụng được các từ, câu để bày tỏ cảm xúc và nhu cầu của bản thân

- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của  bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng. (con thích quả bóng màu vàng…)

- Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Ở đâu? Khi nào? Cái gì?

- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép. (dạ, thưa, mời, chào…)

- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp (buồn, vui, thích- không thích).

- Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: thăm ông bà, đi chơi, xem phim,..

- Nói đủ nghe, không nói lý nhí.

- Hoạt động học: Trò chuyện về sở thích, mong muốn, nhu cầu của bản thân.

+ Trao đổi, trò chuyện về những nhu cầu của bản thân trẻ.

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi: Trẻ dùng ngôn ngữ để thể hiện tình cảm, mong muốn của bản thân.

+ Trẻ kể sự việc, hiện tượng trẻ thấy, kể về những  chuyến đi chơi cùng gia đình…

- Nhắc nhở trẻ nói năng nhẹ nhàng, không la hét, trả lời rõ ràng các câu hỏi của cô

Mục tiêu 56: Trẻ đọc được các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè phù hợp với độ tuổi.

- Trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ,

hò, vè phù hợp với độ tuổi cùng cô

 

- Hoạt động học :

+ Đọc thơ : Thăm nhà bà, Cây đào, Cây dây leo, Làm bác sĩ, Các cô thợ,…

-Hoạt động chiều: : Đọc các bài ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò:  xúc sắc xúc xẻ, kéo cưa lừa xẻ, Tập tầm vông, Vè trái cây, Lộn cầu vồng, Vè chúc tết, …

Mục tiêu 57: Trẻ kể lại một vài tình tiết của truyện đơn giản đã được nghe

- Kể lại sự việc

- Kể lại 1 vài tình tiết của truyện đã được nghe

- Đóng vai theo lời dẫn chuyện của cô

- Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ

- Bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi:

+ Kể lại sự việc vừa diễn ra với bản thân , của người khác

- Hoạt động học, hoạt động theo ý thích:

+ Trẻ kể lại 1 vài tình tiết của truyện : Bác gấu đen và hai chú thỏ, Gấu con bi đau răng, Lợn con sạch lắm rồi, Hoa nào đẹp nhất, Quà tặng mẹ,

+ Tập đóng vai dựa theo lời dẫn truyện của cô

Mục tiêu 58: Trẻ làm quen 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống

- Làm quen 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ, …)

Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển

- Hoạt động mọi lúc, mọi nơi: Hướng dẫn trẻ nhận biết các ký hiệu cá nhân; các ký hiệu thông thường nơi công cộng: nguy hiểm, nhà vệ sinh, cấm lửa…

 

Mục tiêu 59: Trẻ làm quen với việc đọc - viết

- Đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh.

- Tiếp xúc với chữ, sách truyện.

- Xem và nghe cô đọc các loại sách khác nhau.

- Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh

- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc” truyện.

+Hướng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới

+Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu

- Giữ gìn sách cẩn thận

- Thích vẽ, ‘viết’ nguệch ngoặc.

- Tập phát âm tiếng Anh qua những từ gần gũi gắn với vật thật dưới sự giúp đỡ của cô

- Chơi ở các góc:

Góc thư viện sách

+ Biết đềnghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh khi có nhu cầu

+Tập xem truyện tranh và gọi tên các nhân vật trong truyện

+ Cầm sách đúng chiều, Biết đầu trang là bìa sách,bìa cuối của sách.

+ Trò chuyện về cách sử dụng và giữ gìn sách, sắp xếp sách cẩn thận sau khi đọc.

-Hoạt động theo ý thích: Tập tô các chữ cái, tô vẽ , ‘viết’ nguệch ngoặc.

IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật

Mục tiêu 60: Trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên, cuộc sống và nghệ thuật

- Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật

- Vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng.

- Chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc; thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe kể câu chuyện

- Vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình.

- Hoạt động học, chơi ở góc âm nhạc:

+ Thể hiện cảm xúc khi nghe hát, bản nhạc, ngắm nhìn các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống

+ Vận động (vỗ tay, lắc lư...) phù hợp với nhịp điệu, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.

- Hoạt động tạo hình, chơi ở góc tạo hình: trẻvui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trướcsản phẩm mà mình và các bạn tạo ra

Nhận xét được sản phẩm đẹp, tên sản phẩm trẻ làm.

2. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình

Mục tiêu 61: Trẻ hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc

 

- Hát đúng giai điệu , lời ca các bài hát

- Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc. 

-Hoạt động học:

+VĐMH: Đàn vịt con; Làm chú bộ đội; Múa cho mẹ xem; Tay thơm tay ngoan; Cô và mẹ; ...

+ Vỗ tay theo nhịp: Cá vàng bơi; Cháu yêu bà;...

+ Chơi với các dụng cụ âm nhạc

- TCAN: Đoán tên nhạc cụ, Tai ai tinh, Nhảy theo nhạc; …

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi:

Hát đúng giai điệu , lời ca các bài hát’; Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc: Cháu yêu cô chú công nhân; Làm chú bộ đội; Cả nhà thương nhau; Màu hoa;

Con chim non; Sắp đến Tết rồi; Em đi chơi thuyền; ...

Mục tiêu 62: Trẻ có khả năng nghe hát, bản nhạc (nhạc thiếu nhi, dân ca)

 

- Nghe các bài hát , bản nhạc:  Nhạc thiếu nhi, dân ca.

- Trẻ thể hiện cảm xúc nhún, nhảy, lắc lư theo nhạc

-Hoạt động học:

+ Nghe hát: Anh phi công ơi; Cháu thương chú bộ đội; Tổ ấm gia đình; Ba ngọn nến lung linh; Lý cây xanh; Vườn cây của ba; Đàn gà trong sân; Chị ong nâu và em bé;...

+VĐMH: Đàn vịt con; Làm chú bộ đội; Múa cho mẹ xem; Tay thơm tay ngoan; Cô và mẹ; ...

+ Vỗ tay theo nhịp: Cá vàng bơi; Cháu yêu bà;...

- Chơi ở các góc, chơi theo ý thích:

+ Nghe các bài hát phù hợp vói chủ điểm

+ Chơi với các dụng cụ âm nhạc

- TC ÂN: Đoán tên nhạc cụ, Tai ai tinh, Nhảy theo nhạc; …

Mục tiêu 63: Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu và các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm đơn giản

- Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý.

+ Vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.

+ Xé theo dải, xé vụn thành sản phẩm đơn giản.

+ Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối.

- Nhận xét sản phẩm tạo hình.

Lồng ghép ứng dụng phương pháp giáo dục STEM

- Hoạt động học: Vẽ gà con, vẽ và tô màu bông hoa, vẽ mưa, vẽ và tô màu bánh chưng, bánh tét, tô màu mũ bé trei, bé gái; Vẽ và tô màu máy bay…

- Làm quạt giấy(Thực hiện theo quy trìnhEDP

- Xé, cắt, dán  con cá, ngôi nhà, dán đèn giao thông;...

-Tạo hình con vật từ lá cây (Thực hiện theo quy trìnhEDP)

- Nặn bánh, nặn viên bi, nặn quả, nặn đôi đũa, nặn xà phòng ...

- Xếp ngôi nhà, xếp hàng rào, xếp bồn hoa, xếp đường đi; …

- Làm cây thông noel từ giấy (Thực hiện theo quy trìnhEDP

- Nhận xét được sản phẩm đẹp, nói được tên tác giả, tên sản phẩm trẻ làm.

Mục tiêu 64: Trẻ biết cắt theo đường vẽ sẵn.

- Cắt theo đường thẳng vẽ sẵn.

- Cắt theo ý thích.

- Cắt, dán thành sản phẩm đơn giản.

Lồng ghép ứng dụng phương pháp giáo dục STEM

- Hoạt động chơi góc:

 Cắt theo đường thẳng vẽ sẵn.Cắt theo ý thích.

- Cắt dán sọc dài theo hình vẽ…

- Làm lọ hoa từ chai nhựa (Thực hiện theo quy trìnhEDP

Mục tiêu 65: Vẽ được hình tròn theo mẫu

- Sử dụng bút.

- Tô, vẽ nguệch ngoặc

- Vẽ hình tròn theo mẫu.

- Hoạt động chiều:

- Cầm búttô, vẽ nguệch ngoặc

- Vẽ hình tròn theo mẫu.

3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)

Mục tiêu 66: Trẻ bước đầu thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật tạo hình

- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.

- Đặt tên cho sản phẩm của mình

 

+ Tự chọn nguyên vật liệu có sẵn tạo ra sản phẩm theo ý thích: nặn bánh quy, nặn con thỏ, nặn viên bi...

- Đặt tên sản phẩm trẻ làm ra.

Mục tiêu 67: Trẻ bước đầu thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật âm nhạc

- Vận động theo ý thích khi hát/nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc.

- Vận động theo nhịp bài hát đơn giản và vận động theo ý thích các bài hát quen thuộc

- Vận động đơn giản theo nhịp các bài hát, bản nhạc

- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp

Vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa).

- Hoạt động theo ý thích:

+ Vận động nhịp nhàng theo lời bài hát, vỗ tay theo tiết tấu, vỗ tay theo lời ca, minh họa, nhún nhảy  theo ý thích: cháu yêu cô chú công nhân, múa cho mẹ xem…chị hai thương em lắm…

+ Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp các bài hát trong chủ điểm.

 

V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI

1.Phát triển tình cảm

1.1. Thể hiện ý thức về bản thân

 

Mục tiêu 68: Trẻ thể hiện ý thức về bản thân

- Nói được tên, tuổi, giới tính.

- Nói được điều bé thích, không thích.

- Biết tránh những vật dụng nguy hiểm

- Biết những việc quan tâm của người thân đối với bé là đúng và tránh xa người lạ khi được nhắc nhở

- Trò chuyện sáng

+Trò chuyện về tên, tuổi, giới tính của bản thân

+Trò chuyện về những điều bé thích, không thích trong ăn uống, mặc đồ, đồ dùng...

- Hoạt động mọi lúc, mọi nơi, trong sinh hoạt hàng ngày:

+ Trò chuyện, nhắc nhở trẻ không đến gần những vật dụng nguy hiểm như ổ cắm điện, bình thủy, bếp ga, những vật sắc nhọn,…

+ Nhắc nhở trẻ khi đi ra ngoài phải có bố, mẹ, người thân đi cùng, không đi theo người lạ. Nhận biết được những cử chỉ, hành động quan tâm của ông bà, bố mẹ, anh chị đối với mình.

1.2. Thể hiện sự tự tin, tự lực

Mục tiêu 69: Trẻ thể hiện sự tự tin, tự lực của bản thân

- Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.

- Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi...).

-Hoạt động mọi lúc, mọi nơi:

+Mạnh dạn nói lên ý kiến của bản thân, trả lời câu hỏi của cô.

+Giúp cô cất dọn đồ dùng đồ chơi khi chơi xong, biết cất cặp sách, quần áo, giày dép, mũ, nón… đúng nơi quy định

1.3. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh

Mục tiêu 70: Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh.

- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, qua tranh ảnh.

- Biểu lộ trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động.

- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ

- Kính yêu Bác Hồ.

- Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ.

- Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.

-Hoạt động học:

+Thơ Bác Hồ của em;

+ Hát Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ; Nhớ ơn Bác, Quê hương, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

+ Xem tranh ảnh và trò chuyện  một số cảnh đẹp của địa phương: Biển Nha Trang, Tháp Bà PONAGA,…

-Trong sinh hoạt hàng ngày: Trẻ nhận biết được trạng thái cảm xúc của người khác qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói

- Trò chuyện sáng: Xem tranh ảnh, trò chuyện về Bác Hồ: tên của Bác, sinh nhật Bác, tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi và của các cháu thiếu nhi đối với Bác, ngày sinh nhật Bác.

- Hoạt động theo ý thích: Xem tranh ảnh và trò chuyện  một số cảnh đẹp của địa phương: Biển Nha Trang, Tháp Bà PONAGA,…

2. Phát triển kỹ năng xã hội

2.1 Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội

Mục tiêu 71: Trẻ thực hiện được một số quy tắc và qui tắc ứng xử phù hợp

- Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở).

- Chờ đến lượt.

- Yêu mến bố, mẹ, anh, chị, em ruột.

- Nhận biết hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”.

Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi xếp cất đồ chơi, đồ dùng đúng chỗ, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ.

- Chú ý nghe khi cô, bạn nói.

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi:Thực hiện chào cô khi đến lớp – ra về, khi có khách đến lớp. Nói cám ơn – xin lỗi đúng hoàn cảnh. Yêu mến, quan tâm giúp đỡ bạn mới trong các hoạt động.

+ Xếp hàng khi đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt,…

+ Nói được lời yêu thương với gia đình, nghe lời bố mẹ, anh chị

+ Thực hiện một số quy định ở lớp và gia đình: dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi, chơi hòa thuận, biết chia sẻ, không tranh dành đồ chơi của bạn

+ Cùng cô và các bạn dọn dẹp đồ dùng đồ chơi sau khi chơi…

+ Lắng nghe khi cô, bạn nói.

Mục tiêu 72: Biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.

- Chơi hòa thuận với bạn.

- Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.

 

- Hoạt động góc và mọi lúc mọi nơi:Chơi hòa thuận, biết chia sẻ, không tranh dành đồ chơi của bạn khi cùng nhau chơi các trò chơi lắp ráp, xếp hình, xâu vòng, chơi nấu ăn, chơi gia đình, chơi khám bệnh, chơi các trò chơi,…

2.2 Quan tâm đến môi trường

 

Mục tiêu 73: Trẻ biết quan tâm, giữ gìn, bảo vệ môi trường

- Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Bỏ rác đúng nơi quy định.

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi:

Xem một số video, trò chuyện cùng trẻ về việc tiết kiệm điện nước, bảo vệ chăm sóc con vật, cây cối, vệ sinh môi trường …

+Nhắc nhở giáo dục trẻ tiết kiệm điện, nước, bỏ rác đúng nơi quy định…

- Chơi ngoài trời:Chăm sóc cây hoa ở sân trường

 

                                                                    Vĩnh phước,  ngày 15  tháng 8 năm 2024

   BGH duyệt                                             Giáo viên phụ trách

 PHT

 

 

 

Nguyễn Thị Ngân Quỳnh         Vũ Thị Ngoan              Nguyễn Thị Hoa

  • Ngày cập nhật: 13/11/2024
  • Ngày đăng: 13/11/2024
In nội dung

Chương trình giáo dục