MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG
|
HOẠT ĐỘNG
|
I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
|
1.1 Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt
|
Mục tiêu 1: Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau
|
- Làm quen với chế độ ăn cơm
- Làm quen các loại thức ăn khác nhau (rau, cháo, súp)
- Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống.
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống, quyền được phát triển
|
- Trò chuyện sáng: Trò chuyện về tên một số thực phẩm quen thuộc hàng ngày: Cá, thịt, tôm, trứng có nhiều chất đạm, rau củ quả có nhiều vitamim.Ăn nhiều thịt, cá tôm, trứng sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mau lớn…
-Hoạt động chiều: Trò chuyện về tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biết đơn giản : Rau (luộc, nấu canh) thịt (Luộc, kho, chiên) thông qua các trò chơi như “Gọi tên theo yêu cầu của cô”
- trò chuyện về ăn uống đúng cách , hợp vệ sinh.
- Giờ ăn: Gọi tên được 4 nhóm thực phẩm giàu chất ( Đạm,Béo, Bột – đường,VTM)
- Giáo dục trẻ trong lúc ăn không nói chuyện, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, ăn hết xuất, .
- Biết mời cô và các bạn trước khi ăn
- Biết hằng ngày cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để khỏe mạnh, chóng lớn.
-TC: đi siêu thị, chọn đủ 4 loại thực phẩm, lên thực đơn…
|
Mục tiêu 2: Trẻ có thói quen ngủ 1 giấc buổi trưa.
|
- Luyện thói quen ngủ một giấc buổi trưa
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống, quyền được phát triển
|
* Giờ ngủ: luyện tập trẻ có thói quen ngủ 1 giấc.Biết cùng cô chuẩn bị giường – gối để đi ngủ
|
Mục tiêu 3: Trẻ có một số nền nếp, thói quan tốt trong vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày
|
- Nề nếp, thói quen tốt trong vệ sinh, sinh hoạt:
+ Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định
+ Bỏ rác đúng nơi qui định
+ Biết che miệng khi hắt hơi
+ Gọi cô khi bị ướt
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống, quyền được phát triển
|
* Hoạt động mọi lúc mọi nơi:
- Trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn
- Hướng dẫn Trẻ biết cùng cô lau dọn đồ dùng đồ chơi sau khi hoạt động. Sắp xếp gọn gàng.
- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định
- Hướng dẫn trẻ, lau mặt, lau miệng, ăn thức ăn chín, uống nước chín.
- Hướng dẫn trẻ ngồi vào ghế, không chen lấn xô đẩy bạn, ngồi đúng cách.
|
1.2 Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe
|
Mục tiêu 4: Trẻ làm được 1 số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn
|
- Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh...).
- Chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh.
- Tập tự phục vụ:
+ Xúc cơm, uống nước.
+ Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt.
+ Chuẩn bị chỗ ngủ cùng cô.
- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em:quyền được tham gia
|
*Hoạt động chiều:
- Hướng dẫn trẻ tự mặc quần, áo, đi tất,...
- Hướng dẫn trẻ cầm ca uống nước, tự lấy nước để uống.
-Hướng dẫn trẻ biết cởi quần áo khi đi vệ sinh. Biết nhờ cô giúp đỡ quần áo bẩn.
* Giờ ăn:
- Hướng dẫn trẻ cách cầm thìa xúc cơm, cầm ca uống nước
- Khi ăn xong biết xếp chén, bát, thìa sau khi ăn.
- Hướng dẫn trẻ tự lấy ca rót nước uống.
- Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.
|
Mục tiêu 5: Biết chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh.
|
- Mặc quần áo khi trời lạnh, đi giày dép, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt. Đội mũ khi ra nắng, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống, quyền được phát triển
|
*Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát thời tiết
- Quan sát bầu trời
- Mặc đúng quần áo theo thời tiết.
- Biết đi giày dép, đội mũ khi ra ngoài sân
|
1.3 Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn
|
Mục tiêu 6: Trẻ nhận biết 1 số vật dụng nguy hiểm và nơi không an toàn
|
* Một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ hoặc đến gần như:
+ Không đến gần hoặc sờ tay vào vật nóng như nước, lửa, điện
+ Không chơi gần hồ ao, giếng nước
+ Không chơi những vật sắc nhọn, những hột, hạt quá nhỏ dễ bỏ vào mũi, miệng..
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được bảo vệ
|
* Hoạt động học:
- Trò chuyện về các vật dụng nguy hiểm
- Trò chuyện về những nơi nguy hiểm
- Tìm hiểu về các đồ vật trong gia đình.
* Hoạt động chiều:
- Giáo dục trẻ không sờ tay vào mắt mũi miệng
- Giáo dục trẻ không chơi với các loại hột hạt nhỏ- tròn – nguy hiểm.
- Không được phép sờ vào (các vật sắc nhọn như dao, mảnh chai, bàn là, bếp lò, bếp điện, phích nước, ổ điện...) và các nơi nguy hiểm không được đến gần (hồ, ao, sông, suối). Vật sắc nhọn, …
|
Mục tiêu 7: Trẻ biết 1 số hành động nguy hiểm và phòng tránh
|
* Một số hành động nguy hiểm và phòng tránh:
+ Không lấy những vật sắt nhọn chọt vào mắt, mũi, miệng
+ Không bỏ hột hạt, bút màu, vật nhỏ vào mũi, tai…
+ Không leo trèo cầu thang, cửa sổ, lan can, cây …
- Lồng ghép trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ theo thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GDĐT Quy định.
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được bảo vệ
|
* Hoạt động chiều:
- Chọn tranh có hành vi đúng –sai ( qua hình ảnh)
* Hoạt động học:
- Những hành động nguy hiểm khi tham gia giao thông.
|
2. Phát triển vận động
|
2.1 Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
|
Mục tiêu 8: Trẻ thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân.
|
+ ĐT Hô hấp: Hít vào, thở ra
+ ĐT tay:
- Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa lên cao kết hợp với lắc bàn tay.
+ ĐT lưng, bụng, lườn:
- Lưng bụng: cúi về phía trước, nghiêng người sang hai bên, vặn người sang hai bên
+ ĐT chân:
- Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển
|
* Thể dục sáng, Hoạt động học:
- Làm thổi bong bóng, ngửi hoa, gà trống gáy…
- Khởi động các khớp cổ tay, cánh tay…
- Hô hấp, tay, bụng ,chân.
- Tập với nhạc phù hợp theo chủ điểm
|
2.2 Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu
|
Mục tiêu 9:Trẻ phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò, trườn
|
- Bò thẳng hướng và có vật trên lưng
- Bò chui qua cổng
- Bò trườn qua vật cản
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển
|
* Hoạt động học
- Bò thẳng hướng và có vật trên lưng
- Bò chui qua cổng
- Bò trườn qua vật cản
|
Mục tiêu 10: Thực hiện được vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”.
|
- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển
|
* Hoạt động học
- Vận động theo nhạc các bài hát trong phù hợp với các chủ đề phù hợp với độ tuổi.
|
Mục tiêu 11: Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh - chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay.
|
+ Đi theo hiệu lệnh
+ Đi trong đường hẹp
+ Đi có mang vật trên tay
+ Chạy theo hướng thẳng.
+ Đứng co 1 chân.
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển
|
* Hoạt động học
- Đi theo hiệu lệnh của cô
- Đi trong đường hẹp
- Đi có mang vật trên tay.
- Chạy theo hướng thẳng
- Đứng co 1 chân
|
Mục tiêu 12: Trẻ thực hiện được các bài tập đơn giản, phù hợp
|
+ Bật tại chỗ.
+ Bật qua vạch kẻ.
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển
|
* Hoạt động học
- Bật tại chỗ
- Bật qua vạch kẻ
* Trò chơi
- Bắt bướm
- Làm thỏ nhảy.
|
Mục tiêu 13: Trẻ thực hiện phối hợp được các vận động tung – ném và bắt bóng cùng với cô
|
* Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m).
-Tung bắt bóng cùng cô ở khoảng cách 1m
- Tung lên cao và bắt bóng
- Ném xa về phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5 m)
- Ném bóng vào đích (xa 1-1,2m)
- Ném bóng về phía trước cho bạn
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia, quyền được phát triển
|
* Hoạt động học
- Tung và bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m
- Tung lên cao và bắt bóng
- Ném xa về phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5 m)
- Ném bóng vào đích (xa 1-1,2m)
- Ném bóng về phía trước cho bạn
|
2.3 Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay
|
- Mục tiêu 14: Trẻ có khả năng phối hợp được các cử động bàn tay, ngón tayvàphối hợp tay- mắt trong các hoạt động
|
- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé.
- Nhón nhặt đồ vật.
- Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.
- Chắp ghép hình.
- Chồng, xếp 6 - 8 khối.
- Tập cầm bút tô, vẽ.
- Lật mở trang sách.
|
* Hoạt động học
- Bé làm quen với đất nặn
- Bé đồ bàn tay
- Xâu vòng đeo tay
- Chơi với giấy
- Xếp nhà cao tầng.
- Xếp chồng tháp
* Hoạt động chiều
- Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.
- Chắp ghép hình ngôi nhà, ô tô…
* HĐ chơi
- Đóng cọc bàn gỗ.
- Bỏ vào lấy ra.
- Chọn ghép hình cho đúng.
- Hướng dẫn làm quen với bút.
- Hướng dẫn trẻ cách lật mở trang sách
|
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan
|
Mục tiêu 15: Biết sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.
|
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.
- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.
- Sờ nắn, nhìn, ngửi... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
- Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng - mềm, trơn (nhẵn) - xù xì.
- Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt - mặn - chua).
|
* Hoạt động học
- Trò chuyện về các giác quan của bé
- Trò chuyện đặc điểm bên ngoài của bé.
- Cơ thể bé có gì?
- Trò chuyện với trẻ về bạn trai, bạn gái
- Nghe âm thanh đoán tên đồ vật; con vật; phương tiện giao thông
- Nhận biết phân biệt các loại quả, củ,..
* Trò chơi
- Ai nhanh nhất
- Con vật nào biến mất?
- Nghe tiếng kêu đoán con vật,
- Nghe âm thanh đoán phương tiện giao thông
- Chiếc túi kỳ diệu
* Hoạt động chiều
- Xem tranh cơ thể bé
- Ru búp bê ngủ
- Cho trẻ di màu, vẽ theo ý thích
- Phối hợp mắt tay trong HĐVĐV, VĐ tinh. Tô, vẽ, vo, xé, dán, xếp chồng, xâu, nặn các vật
|
2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi
|
Mục tiêu 16: Trẻ nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi
|
- Tên mình, tên thân mật ở nhà,tuổi, trai/gái.,
- Tên ba, mẹ, anh, chị, em.
- Tên cô giáo,Tên một số bạn thân
|
* Hoạt động học
- Trò chuyện về bản thân bé, bạn trai bạn gái.
- Trò chuyện về người thân trong gia đình bé.
- Trò chuyện về cô giáo và các bạn trong nhóm.
* Trò chơi
- Đoán tên bạn
- Tìm bạn.
|
Mục tiêu 17:Trẻ nói được tên và chức năng một số bộ phận cơ thể khi được hỏi
|
- Một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay chân.
- Lồng ghép giáo dục giới.
|
Hoạt động học
- Trò chuyện về các giác quan của bé
- Trò chuyện đặc điểm bên ngoài của bé.
Hoạt động chiều
- Xem tranh cơ thể bé
Trò chơi: Ai nhanh nhất
|
Mục tiêu 18: Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
|
- Tên một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Đặc điểm nổi bật một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
- Cách sử dụng
|
* Hoạt động học
- Nhận biết nói tên, cách sử dụng các đồ chơi bé thích: Bóng, búp bê, ô tô….
* Trò chơi
- Làm theo yêu cầu của cô
* Hoạt động chiều
- Bé kể về những đồ chơi bé thích
- Chơi mô phỏng các đồ dùng gia đình.
|
Mục tiêu 19: Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của một số phương tiện giao thông gần gũi.
|
- Một số giao thông đường bộ, hàng không, tàu hỏa, tàu thủy
- Âm thanh của các PTGT.
- Ý nghĩa màu sắc của các tín hiệu đèn (đỏ, xanh, vàng).
- Vạch kẻ dành cho người đi bộ
- Lồng ghép tôi yêu Việt Nam.
|
*Hoạt động học
- Nhận biết và nói tên, công dụng, âm thanh các loại giao thông đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy: Xe đạp, xe máy, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy và tín hiệu đèn giao thông.
*Trò chơi
- Tập làm máy bay .
- Làm theo yêu cầu của cô
- Làm đoàn tàu.
* Hoạt động chiều
- Xem tranh ảnh , trò chuyện các loại giao thông quen thuộc, tín hiệu đèn giao thông.
|
Mục tiêu 20: Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa- quả quen thuộc.
|
- Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Tên và một số đặc điểm nổi bật của hoa, quả quen thuộc
|
* Hoạt động học
- Nhận biết phân biệt hoa hồng, hoa cúc
- Nhận biết phân biệt quả na, quả đu đủ.
* Hoạt động trò chuyện sáng, hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Xem tranh ảnh, xem phim trò chuyện về các loại rau, hoa quả.quen thuộc.
* Hoạt động chơi:
- Chiếc túi kỳ diệu,
- Ai nhanh nhất
- Xem tranh ảnh, nặn các loại quả bé thích...
|
Mục tiêu 21: Trẻ nói được tên và một số đặc điểm nổi bật của một số loại rau, củ quen thuộc
|
- Một số rau,củ (ăn được và không ăn được, mùi vị cách nấu, cách ăn....)
|
* Hoạt động học
- Nhận biết phân biệt rau cải, rau muống
- Nhận biết quả bầu – quả bí
- Nhận biết củ cà rốt – củ cải
* Hoạt động chơi:
- Chiếc túi kỳ diệu,
- Ai nhanh nhất
- Xem tranh ảnh,tô màu các loại rau, củ bé thích...
|
Mục tiêu 22: Trẻ chỉ/lấy/gọi tên đồ vật có màu đỏ, vàng, xanh theo yêu cầu
|
- Trẻ nhận biết và gọi đúng màu của đồ vật ( đỏ, vàng, xanh)
|
Hoạt động học
- Nhận biết màu đỏ - màu xanh.
- Nhận biết màu đỏ - màu vàng; Ôn nhận biết to – nhỏ.
- Nhận biết màu đỏ - màu xanh – màu vàng.
- Ôn nhận biết màu đỏ - màu vàng – màu xanh.
|
Mục tiêu 23: Trẻ chỉ/lấy/cất đồ vật có kích thước khác nhau theo yêu cầu
|
- Nói được kích thước khác nhau của đồ vật: to – nhỏ
- Tìm các đồ vật xung quanh.
|
Hoạt động học
- Nhận biết và phân biệt quả to – quả nhỏ,
Trò chơi
- Làm theo hiệu lệnh
|
Mục tiêu 24: Trẻ nhận biết và gọi tên các hình quen thuộc
|
- Gọi tên hình: hình tròn, hình vuông. Tìm các hình trong các đồ vật xung quanh.
- Các hình đơn giản trong cuộc sống
|
Hoạt động học
- Nhận biết và phân biệt hình tròn - hình vuông.
- Ôn nhận biết hình tròn – hình vuông; Nhận biết màu xanh – màu vàng.
- Ôn nhận biết hình vuông – hình tròn; nhận biết màu đỏ - màu xanh – màu vàng.
Hoạt động chơi
- Ai tinh mắt
- Cho trẻ chơi với hình,
|
Mục tiêu 25: Trẻ biết đượcvị trí trong không gian so với bản thân trẻ
|
- Vị trí trong không gian so với bản thân trẻ
- Nhận ra được các hướng khác nhau
|
Hoạt động học
- Nhận biết vị trí trong không gian: Trước – sau của trẻ
- Trẻ nhận biết bên trái bên phải của trẻ
- Nhận biết trên –dưới
|
Mục tiêu 26: Trẻ nhận biết về số lượng
|
- Nhận ra được một và nhiều
|
Hoạt động học
- Nhận biết số lượng một và nhiều.
- Ôn một và nhiều.
- Ôn nhận biết một và nhiều,
|
Mục tiêu 27:Trẻ nói được tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật quen thuộc
|
- Gọi được tên một số con vật quên thuộc
- Nêu được tiếng kêu, thức ăn, cách vận động, 1-2 đặc điểm cấu tạo nổi bật của con vật
|
Hoạt động học
- Trò chuyện về con gà – con vịt.
- Trò chuyện về con chó – con mèo
Trò chơi
- Bắt chước tiếng kêu của con vật
Trò chơi vận động” Mèo và chim sẻ”…
|
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
1. Nghe hiểu lời nói; Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu; Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
|
Mục tiêu 28: Trẻ nghe hiểu được lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.
|
* Nghe hiểu được lời nói
+ Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2 - 3 hành động.
Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay.
+ Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu? như thế nào? Cái này của ai?
+ Nghe nhìn và tìm kiếm
* Hiểu được sắc thái tình cảm khác nhau
+ Tranh vui-tranh buồn
+ Nhận ra nét mặt của cô và bạn
|
Hoạt động học
- Chọn đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu của cô
- Thực hiện nhiệm vụ cô yêu cầu
Trò chơi
- Ai giỏi nhất?
- Bạn nào bắt chước giống cô?
Tìm khuôn mặt vui – buồn.
|
Mục tiêu 29:Trẻ phát âm rõ tiếng
|
- Phát âm được các âm khác nhau
- Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp
|
* Hoạt động học, hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Trả lời hỏi của cô
- Nhắc lại từ cô vừa nói.
- đọc thơ truyện cùng cô rõ từ
|
Mục tiêu 30: Trẻ nghe và biết trả lời các câu hỏi đơn giản
|
Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp
Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “… làm gì?”, “..... thế nào?” (ví dụ: con gà gáy thế nào?”, ...)
|
* Hoạt động học:
- Trò chuyện về những người trong gia đình.
- Trò chuyện về đồ dùng trong gia đình
* Mọi lúc mọi nơi:
Diễn đạt các nhu cầu mong muốn của mình bằng các câu đơn giản.
|
Mục tiêu 31: Trẻ nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu của thiên nhiên, tiếng kêu sự vật xung quanh
|
* Âm thanh của thiên nhiên: tiếng mưa rơi…
+ Lắc hộp: một và nhiều
+ Nghe âm thanh: Còi tàu, còi xe…
+ Điện thoại reo
|
* Hoạt động học
- Nghe âm thanh đoán tên phương tiện giao thông
- -Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
* Hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều
- Xem vidio về âm thanh đồ vật, hiện tượng thiên nhiên
- Nghe âm thanh hiện tượng đoán đồ vật; hiện tượng thiên nhiên, điện thoại.
|
Mục tiêu 32: Trẻ đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao 3-4 tiếng với sự giúp đỡ của cô giáo.
|
* Đọc thơ: Yêu mẹ, con cá vàng, gọi nghé…
Đồng dao, ca dao: dung dăng dung dẻ, con voi, nu na nu nống, bắt kim thang, con rùa, con cua, …
+ Kể chuyện bé nghe: đôi bạn nhỏ, thỏ con không vâng lời, quả thị, mẹ tắm cho bé….
+ Nói chuyện với những con rối
|
* Hoạt động học
- Thơ: Yêu mẹ, Con cá vàng, gọi nghé, con cua, con voi, con tàu, Bé qua đường, tín hiệu đèn giao thông, mùa hè, bé lên mẫu giáo…
- Đồng dao, ca dao: dung dăng dung dẻ, nu na nu nống, bắc kim thang, con rùa, con cua
- Truyện: Đôi bạn tốt, thỏ con không vâng lời, bác gấu đen và 2 chú thỏ, …
|
Mục tiêu 33: Trẻ thích nghe cô kể chuyện, hiểu được nội dung truyện ngắn đơn giản
|
- Trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.
- Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý.
|
* Hoạt động học
- Nghe kể các câu chuyện phù hợp với độ tuổi. Trả lời được các câu hỏi: Truyện gì?, kể về ai? có những nhân vật trong câu truyện: Đôi bạn nhỏ, Giờ ăn của bé, Mẹ tắm cho bé, Thỏ con không vâng lời.
* Hoạt động chiều
- Kể lại chuyện theo tranh, hoặc theo ý tưởng của trẻ. bắt chước giọng nói nhân vật
|
Mục tiêu 34: Trẻ nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc
|
* NBTN: Theo chủ đề: Gia đình bé, các con vật, phương tiện giao thông, hoa quả rau..
+ Kể về bản thân
+ Album gia đình
+ Những bức tranh về đồ vật trong phòng
+ Những bức ảnh giống nhau
+ Bạn trai bạn gái
+ Ai mặc cái gì?
+ Gọi tên các bộ phận cơ thể
+ Nói chuyện điện thoại
+ Hôm nay chúng ta mặc gì?
+ Trò chơi: làm và nói theo cô
+ Nói về sự an toàn
|
*Hoạt động học
- Nhận biết tập nói đồ dùng gia đình
- Nhận biết tập nói con gà trống
- Nhận biết phân biệt xe đạp – xe máy
- Nhận biết phân biệt quả na- quả đu đủ
*Giờ trả trẻ, đón trẻ, ngoài trời…
+ Kể về bản thân
+ Album gia đình
+ Những bức tranh về đồ vật trong phòng
+ Những bức ảnh giống nhau
*Trò chơi
Làm và nói theo cô
|
Mục tiêu 35: Trẻ biết diễn đạt bằng lời nói các yêu cầu đơn giản
|
* Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1 - 2 câu đơn giản và câu dài.
+ Những đồ dùng cần khi ăn, uống
+ Các món ăn
+ Nên làm gì?
+ Bé thích gì nào?
+ Làm gì khi bé bị đau?
+ Con muốn nói gì?
+ Giúp cô làm việc
+ Nên làm gì khi bạn ốm?
+ Nóng-lạnh
|
*Hoạt động học
- Nhận biết và phân biệt đồ dùng ăn uống: bát thìa, ca.
- Trò chuyện về sở thích của bé trong ăn uống
*Hoạt động chiều: Trò chuyện với cô và các bạn.
+ Bé thích gì nào?
+ Làm gì khi bé bị đau?
+ Con muốn nói gì?
+ Giúp cô làm việc
+ Nên làm gì khi bạn ốm?
+ Nóng - lạnh
|
Mục tiêu 36: Trẻ biết sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau
|
- Chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ khi được nhắc nhở
- Bày tỏ nhu cầu của bản thân
- Hỏi về các vấn đề quan tâm như (Con gì đây?cái gì đây)
|
* Hoạt động học
- Dạy trẻ biết chào, cảm ơn, vâng ạ
* Hoạt động mọi lúc mọi nơi: cô dạy trẻ biết sử dụng các từ chào, tạm biệt, cảm ơn, vâng ạ với người lớn. Biết nói lên nhu cầu và trả lời các câu hỏi đúng, rõ ràng.
|
Mục tiêu 37: Trẻ bước đầu biết điều chỉnh lời nói khi giao tiếp
|
- Nói to, đủ nghe.
- Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
|
* Hoạt động học
- Dạy trẻ chào cô rõ ràng, lễ phép
* Hoạt động mọi lúc mọi nơi cô dạy trẻ biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
|
Mục tiêu 38: Trẻ biết làm quen với sách, tranh và kể chuyện theo tranh cùng cô
|
- Lật sách cùng cô
- Lắng nghe khi người lớn đọc sách.
- Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.
|
* Hoạt động học
- Dạy trẻ biết lật mở xem sách, xem tranh.
* Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Dạy trẻ biết lắng nghe cô đọc sách, truyện
- Dạy trẻ biết lật mở xem tranh và gọi tên nhân vật, sự vật, hành động gần gũi và biết kể chuyện theo tranh cùng cô.
|
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ
|
1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân
|
Mục tiêu 39: Trẻ thể hiện điều mình thích và không thích
|
- Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình.
- Thể hiện điều mình thích và không thích.
|
*Hoạt động học
- Nhận biết búp bê gái, búp bê trai
-Nhận biết và gọi tên đồ chơi ô tô con, ô tô tải.
*Hoạt động chiều
- Xem một số hình ảnh về một số đồ dùng: quần áo, giày, dép, mũ, ba lô… đồ chơi: búp bê, bóng…
Trò chuyện một số đồ dùng, đồ chơi thích và không thích của mình.
|
Mục tiêu 40: Trẻ thực hiện được số yêu cầu đơn giản của người lớn
|
- Thực hiện được số yêu cầu đơn giản của giáo viên
- Biết nghe lời và làm theo
|
*Hoạt động mọi lúc mọi nơi
Trẻ thực hiện yêu cầu đơn giản của cô
Trẻ biết nghe và làm theo cô.
|
Mục tiêu 41: Trẻ nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc
|
- Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói.
- Biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.
- Thể hiện cảm xúc vui, phấn khởi, tự tin khi được khen thưởng
|
Hoạt động học, hoạt động chơi, mọi lúc mọi nơi
Thông qua trò chuyện về với người khác như cô giáo, ba, mẹ, các bạn… bằng cử chỉ âu yếm, ánh mắt, nét mặt vui tươi… và lời nói trẻ biết biểu lộ cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ
|
2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
|
Mục tiêu 42: Trẻ nhận biết và bộc lộ cảm xúc với với con người và sự vật gần gũi
|
- Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi.
- Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. Ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Quan tâm đến các vật nuôi gần gũi trong gia đình
- Trẻ yêu thương, quan tâm đến người thân trong gia đình
|
*Hoạt động học
- Nhận biết: Con gà mái, gà trống.
- Nhận biết phân biệt con gà- con vịt.
*Hoạt động chơi, ngoài trời, đón trẻ và trả trẻ
- Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. Ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi
* Trò chơi
Luyện lắng nghe và bắt chước tiếng kêu của các con vật: Tiếng kêu của con gà trống, gà mái, gà con, vịt mẹ, vịt con, con chó, con mèo, con lợn, con bò…..
|
Mục tiêu 43: Trẻ biết thể hiện cảm xúc qua các các sự kiện, lễ, hội
|
- Gọi tên các lễ hội, sự kiện trong năm quen thuộc
- Thể hiện sự thích thú với các lễ hội xung quanh trẻ
|
*Hoạt động học
-Tìm hiểu về một số lễ hội: Cô giáo như mẹ hiền, Em yêu chú bộ đội, Ngày hội của bà, của mẹ.
*Hoạt động chiều
Xem vidio ‘Lễ hội Tháp bà Ponaga”
|
3. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản
|
Mục tiêu 44:Trẻ biết thể hiện những hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản
|
- Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào cô đến lớp, chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, “vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không cấu bạn.
- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định.
|
* Hoạt động học, mọi lúc mọi nơi
- Nghe trả lời lễ phép khi người lớn nói.
- Làm theo đúng hướng dẫn của cô, chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, “vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không cấu bạn.
* Hoạt động chơi, mọi lúc mọi nơi
-Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định.
- Cô thường xuyên nhắc nhỏ trẻ trong mọi hoạt động chơi thân thiện với bạn: Chơi cạnh bạn, không cấu bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn
|
Mục tiêu 45: Chơi thân thiện cạnh trẻ khác.
|
- Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn, không cấu bạn.
|
* Hoạt động chơi, mọi lúc mọi nơi
- Cô thường xuyên nhắc nhỏ trẻ trong mọi hoạt động chơi thân thiện với bạn: Chơi cạnh bạn, không cấu bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi
|
4. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh
|
Mục tiêu 46: Trẻ biết hát cùng cô và vận động đơn giản theo nhạc
|
- Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc.
- Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ.
|
* Hoạt động học
- Nghe các bài hát: Cô và mẹ, Trường cháu đây là trường mầm non, Mẹ yêu không nào, Cả nhà thương nhau, Cá vàng bơi, Đoàn tàu nhỏ xíu , Cháu yêu cô chú công nhân.
- Hát – VĐTN : Con gà trống, Ếch ộp, Lái ô tô, Em tập lái ô tô, Chú thỏ con, Đôi dép, Đi nhà trẻ, Tay thơm tay ngoan, mùa xuân, cháu đi mẫu giáo
* Hoạt động chơi và hoạt động chiều
-Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các nhạc cụ.
|
Mục tiêu 47: Trẻ bước đầu thể hiện cảm xúc thích tô màu
|
- Cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc.
- Vẽ các đường nét khác nhau, di mầu,
- Yêu các sản phẩm làm ra
|
* Hoạt động học
- Tô màu quả bóng.
- Tô màu chiếc cốc tặng cô,
- Tô màu quả táo.
- Tô màu bánh chưng.
- Tô màu chiếc áo của mẹ
- Tô màu ô tô,
- Tô màu bánh ga tô,
- Vẽ hoa tặng cô (vẽ cuống hoa cho các bông hoa)
- Vẽ mưa mùa xuân.
- Vẽ các tia nắng.
* Hoạt động chiều, hoạt động chơi
- Tô màu cái yếm, trống lắc,cái xô cô cấp dưỡng củ cà rốt, đường về nhà, mũ bảo hiểm, con cá voi, con cá heo, chiếc ô, bác sĩ đang khám bệnh….
- Bé vẽ bằng tay, di màu tự do, in bàn tay, chân
- Tập vẽ các nét xiên, nét thẳng, nét xoay tròn để tạo ra ông mặt trời, đầu con gà….
|
Mục tiêu 48: Trẻ bước đầu thích thú nặn, xé, vò.....
|
- Trẻ nặn, xé, vò, xếp hình.
- Trẻ tạo hình theo ý thích từ tăm bông, dấu vân tay
-Yêu các sản phẩm làm ra
|
* Hoạt động học:
- Dán lá, ô tô, dán cửa sổ máy bay….
- Xé dán chiếc lá.
- Dán lá cho cành hoa
- Nặn viên bi.
- Nặn bánh
- Dán trang trí trang phục,....
* Mọi lúc mọi nơi
- Cho trẻ chơi vò giấy….
|
Mục tiêu 49: Trẻ yêu thích xem tranh, truyện và có cảm xúc đơn giản
|
- Thích xem tranh và biết thể hiện cảm xúc qua các bức tranh.
- Yêu thích sách, tranh
|
* Hoạt động chơi
Xem tranh ảnh, rối theo chủ điểm.
Yêu thích sách, tranh.
|
Mục tiêu 50: Trẻ thích nghe hát ru, hát dân ca
|
* Nghe hát ru, hát dân ca
+ Nghe hát ru
+ Nghe hát dân ca: lý cây xanh, lý cây bông, ru em, inh lả ơi…
+ Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ.
|
* Hoạt động học
-Nghe các bài hát: dân ca: Inh lả ơi, lý cây xanh, gà gáy le te, ru em
* Giờ đón và trả trẻ
Cho trẻ nghe hát theo băng, đĩa…. các bài hát dân ca quen thuộc ba miền: Bắc, trung , nam.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|